Cô giáo như mẹ hiền

Địa chỉ: KIM ĐỘNG
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Dự hội nghị trực tuyến về công tác phòng chống bạo lực học đường

Chiều ngày 6/4/ 2019 toàn bộ Phó hiệu trưởng, giáo viên, nhân viên trong trường Mầm Non Chính Nghĩa dự hội nghị trực tuyến tại văn phòng trường

 

 

 

Chiều 6/4, Hội nghị trực tuyến "Công tác phòng chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục" diễn ra dưới sự chủ trì của ông Bùi Văn Linh - Phó vụ trưởng phụ trách Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác Học sinh Sinh viên, Bộ GD&ĐT - cùng Sở GD&ĐT Hưng Yên, các giáo viên trên địa bàn tỉnh.

Ông Nguyễn Văn Phê - Giám đốc Sở GD&ĐT Hưng Yên - cho biết trước đó, sở đã tổ chức hội nghị trực tuyến về bạo lực học đường . Ông cho rằng thật đáng buồn khi chỉ sau 4 tháng, ngành giáo dục tỉnh phải tổ chức thêm hội nghị về bạo lực học đường, sau câu chuyện tại trường THCS Phù Ủng (Ân Thi).

Ông Phê thông tin sở sẽ chuyển đến thầy cô thông điệp về phòng chống bạo lực học đường, phương hướng để tạo môi trường học tập lành mạnh, an toàn trên toàn tỉnh.

Theo ông Phan Xuân Quyết, Phó giám đốc GD&ĐT Hưng Yên, ngành giáo dục tỉnh này coi trọng giáo dục toàn diện, đạo đức lối sống ngoài việc dạy học. Gần đây nhất, sở tổ chức hội nghị riêng, tập huấn đạo đức lối sống, mời chuyên gia về tư vấn học đường.

Sở cũng ra nhiều công văn liên quan vấn đề an toàn cho môi trường trường học, xây dựng môi trường văn hóa, ngăn chặn bạo lực học đường. Ông cũng đọc kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên, trong đó nhấn mạnh việc kỷ luật học sinh cần theo hướng định hướng để các em tiến bộ chứ không phải để phạt, răn đe.

Trong hội nghị hôm nay, Sở sẽ chuyển đến thầy cô thông điệp về phòng chống bạo lực học đường, phương hướng để tạo môi trường học tập lành mạnh, an toàn trên toàn tỉnh.

Ông Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội, thừa nhận, bạo lực học đường thì ở đâu cũng có,  Ông Lâm cho rằng, ngành giáo dục Hưng Yên cần phải thay đổi nhận thức, nâng cao vai trò của giáo dục, của học sinh theo từng cấp học. Mỗi thầy cô giáo cần ý thức rõ vai trò và trách nhiệm của mình trong việc ngăn chặn hành động xấu của học trò. 

Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội cho rằng, các nhà trường cần cung cấp kỹ năng sống và giáo dục giá trị sống cho học sinh. "Chỉ cần hiệu trưởng thích, muốn làm, ắt sẽ làm được", ông Lâm nhấn mạnh.

Hội nghị cũng có sự chia sẻ của nhiều thầy cô giáo tại các điểm cầu. Cô Lê Thị Nguyệt, hiệu trưởng THCS Triệu Quang Phục nêu một số biểu hiện của các học sinh dễ gây ra bạo lực học đường: chưa ngoan, hay bỏ học, không có ý thức tốt, nghiện chơi game... Cô Nguyệt nhấn mạnh, vai trò của chủ nhiệm là vô cùng quan trọng. Giáo viên chủ nhiệm cần phải lấy được sự tin tưởng, nắm bắt tâm tư, tình cảm của các em học sinh, từ đó sẽ ngăn cản được những mầm mống của bạo lực học đường.

Ông Bùi Văn Linh, Vụ phó Giáo dục chính trị và Công tác học sinh sinh viên (Bộ Giáo dục và Đào tạo), đánh giá hội nghị có ý nghĩa rất quan trọng, giúp tìm giải pháp trong nhà trường, hệ thống giáo dục và cả bên ngoài để khắc phục những tồn tại trong ngành giáo dục.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết